Edit Content
Click on the Edit Content button to edit/add the content.

Quy Trình Nối Mi Dưới Cùng Cách Chăm Sóc Mi Hiệu Qủa Sau Nối

Rate this post

Nối mi dưới đã trở thành một xu hướng làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Kỹ thuật làm đẹp này giúp cho đôi mắt trở nên cuốn hút nhưng vẫn trông rất tự nhiên. Do cấu tạo tự nhiên của mi dưới, việc chăm sóc sau nối là khác phức tạp. Trong bài viết này, UBeauty sẽ mang đến cho bạn quy trình chuẩn các bước nối mi dưới. Đồng thời giúp bạn nắm được các bước chăm sóc mi đúng cách để sở hữu hàng mi đẹp tự nhiên và có tuổi thọ lâu hơn.

Nối mi dưới là gì?

Nối mi dưới là một kỹ thuật làm đẹp giúp tăng độ dày và dài cho hàng mi dưới. Bằng cách gắn những sợi mi nhân tạo lên từng sợi mi thật ở hàng mi dưới. Đôi mắt của bạn sẽ trở nên to tròn, long lanh và cuốn hút hơn. Nối mi có hại không là nhiều điều người quan tâm. Nối mi dưới là một kỹ thuật làm đẹp đang được nhiều bạn gái yêu thích. Nhưng phương pháp làm đẹp này cũng đi kèm với những ưu và nhược điểm nhất định.

Lợi ích của nối mi dưới

  • Tăng vẻ đẹp tự nhiên: Nối mi dưới giúp đôi mắt trở nên to tròn, long lanh hơn, tạo hiệu ứng mắt búp bê rất thu hút.
  • Che khuyết điểm: Nối mi sẽ giúp che đi khuyết điểm hàng mi dưới thưa hoặc ngắn, tạo cảm giác hàng mi dày và đều hơn.
  • Tiết kiệm thời gian trang điểm: Nối mi dưới giúp bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để chuốt mascara cho mi nữa.
  • Tăng sự tự tin: Một đôi mắt đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

Một vài hạn chế của nối mi dưới

  • Mi dễ bị tổn thương: Mi dưới thường mỏng và yếu hơn mi trên nên dễ bị rụng hoặc gãy hơn.
  • Độ bền không cao: Tuổi thọ của mi nối dưới thường ngắn hơn mi nối trên, chỉ khoảng từ 2-3 tuần.
  • Có thể gây kích ứng: Nếu không lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín hoặc sử dụng keo dán kém chất lượng, mi nối có thể gây kích ứng mắt, ngứa, đỏ mắt.
  • Không phù hợp với mọi dáng mắt: Nối mi dưới không phù hợp nếu bạn có lông mi hướng lên trên hoặc lông mi thẳng. Nối mi dưới có thể gây cảm giác vướng víu, khó chịu.

Các kiểu nối mi dưới phổ biến hiện nay

các kiểu mi nối cụ thể là nối mi dưới khác nhau, mỗi kiểu mang lại vẻ đẹp và phong cách riêng. Dưới đây là các kiểu nối mi dưới phổ biến mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn phong cách phù hợp với mình:

Nối mi dưới
Các kiểu nối mi dưới phổ biến hiện nay
  • Nối mi Classic: Tập trung vào sự đơn giản và tự nhiên, mỗi sợi mi giả được gắn vào từng sợi mi thật giúp tạo ra vẻ đẹp tự nhiên.
  • Nối mi Volume: Sử dụng nhiều sợi mi giả được gắn vào mỗi sợi mi thật, tạo nên độ dày và sự bồng bềnh cho hàng mi.
  • Nối mi mắt ướt: Các sợi mi được sắp xếp tạo hiệu ứng giống như mắt đang ướt, mang lại vẻ đẹp mềm mại và lãng mạn.
  • Kiểu mi Douyin: Lấy cảm hứng từ phong cách trang điểm của giới trẻ trên ứng dụng Douyin. Kiểu mi này có độ dài và cong vượt trội mang lại vẻ đẹp cá tính, độc đáo và thời thượng.
  • Nối mi tự nhiên Hàn Quốc: Được thiết kế để tạo ra vẻ đẹp tự nhiên, nhẹ nhàng. Tạo kiểu mi giống như phong cách trang điểm tự nhiên của Hàn Quốc.

Các kiểu nối mi dưới đều có những đặc điểm và lợi ích riêng, tùy vào tình trạng mi thật, phong cách và sở thích của bạn, các kỹ thuật viên sẽ tư vấn loại nối mi dưới phù hợp.

Quy trình nối mi dưới cụ thể các bước

Bước 1: Kiểm tra tình trạng mi thật và sức khỏe của mắt

Trước khi bắt đầu quy trình nối mi dưới, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng mi thật của khách hàng. Bước kiểm tra này để đánh giá độ dày, độ dài và độ chắc khỏe của mi. Điều này giúp đảm bảo rằng mi như các kiểu nối mi đuôi cá thật đủ khỏe để chịu được quá trình nối mi mà không gây tổn thương.

Ngoài ra, sức khỏe của mắt cũng được kiểm tra kỹ lưỡng. Để xác định những vấn đề hay các bệnh về mắt có thể ảnh hưởng đến quy trình. Việc này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho toàn bộ quá trình nối mi​.

Nối mi dưới
Quy trình nối mi dưới cụ thể các bước

Bước 2: Tư vấn lựa chọn kiểu mi, độ dài và độ cong phù hợp

Sau khi kiểm tra sức khỏe mi và mắt, kỹ thuật viên sẽ tư vấn cho bạn về các kiểu mi phù hợp nhất dựa trên tình trạng mi thật và sở thích cá nhân. Bên cạnh đó, độ dài và độ cong của mi giả cũng được lựa chọn sao cho phù hợp với dáng mắt và phong cách cá nhân của khách hàng, nhằm tạo ra kết quả tự nhiên và hài hòa nhất.

Bước 3: Vệ sinh mắt và mi trước khi tiến hành nối

Trước khi bắt đầu nối mi, kỹ thuật viên sẽ làm sạch vùng mắt và mi của khách hàng. Công đoạn này nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất khác khỏi vùng mắt. Quá trình vệ sinh này rất quan trọng vì nó giúp keo gắn mi bám dính tốt hơn. Bên cạnh đó, giúp giữ vệ sinh và giảm nguy cơ nhiễm trùng vùng mắt trong quá trình nối mi.

Các sản phẩm vệ sinh và dụng cụ sử dụng đều phải đảm bảo an toàn. Không gây kích ứng cho mắt để duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn cho quá trình nối mi​.

Bước 4: Thực hiện nối mi

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, kỹ thuật viên sẽ bắt đầu quá trình nối mi. Thao tác nối mi dưới gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: keo gắn mi, kẹp mi, mi giả, gel định hình và các dụng cụ vệ sinh khác.
  • Kỹ thuật viên sử dụng kẹp gắn từng sợi mi giả vào mi thật bằng keo gắn mi.
  • Kiểm tra độ đồng đều của các sợi mi và điều chỉnh nếu cần. Sử dụng gel định hình để giữ dáng mi lâu hơn.
  • Kỹ thuật viên kiểm tra lại toàn bộ hàng mi đã nối. Có thể uốn cong nhẹ mi dưới bằng kẹp hoặc mascara nếu cần thiết. Sau đó khách hàng sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc mi sau khi nối​.

Cách chăm sóc mi dưới an toàn sau nối

Chăm sóc mi dưới sau khi nối là một bước vô cùng quan trọng. Qúa trình này đảm bảo mi nối luôn đẹp tự nhiên và bền màu. Chăm sóc mi nối đúng cách còn giúp bảo vệ mi thật và tăng tuổi thọ cho mi nối.

  • Tránh nước trong 24 giờ đầu: Giúp keo nối bám chắc hơn.
  • Tránh những nguồn có nhiệt độ cao: Hơi nóng có thể ảnh hưởng đến độ kết dính của keo
  • Không sử dụng mỹ phẩm chứa dầu: Dầu có thể làm giảm độ bám dính của keo.
  • Không dùng mascara: Mascara có thể làm nặng mi và gây rụng mi nối.
  • Tránh dụi mắt: Dụi mắt có thể làm mi nối bị bung, gãy hoặc gây tổn thương mi thật. Thay vì chà xát, hãy dùng bông tẩy trang lau nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và mỹ phẩm.
  • Chải mi nhẹ nhàng bằng lược chuyên dụng: Giúp giữ cho mi nối luôn gọn gàng và không bị rối.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp: Không nằm nghiêng hoặc úp mặt xuống gối. Tư thế này sẽ khiến mi bị gãy rụng, xô lệch so với vị trí ban đầu.
  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh mi nối: Để phát hiện những sợi gãy, rụng và đi dặm lại. Vệ sinh mi để bỏ bụi bẩn sâu trong chân mi và kéo dài tuổi thọ của mi nối.
  • Dưỡng mi đều đặn: Sử dụng serum dưỡng mi để nuôi dưỡng mi thật khỏe mạnh.

Các vấn đề có thể gặp phải khi nối mi dưới và cách xử lý

Một số vấn đề thường gặp khi nối mi dưới như:

Các vấn đề có thể gặp phải khi nối mi dưới và cách xử lý
Các vấn đề có thể gặp phải khi nối mi dưới và cách xử lý
  • Dị ứng và kích ứng sau khi nối mi: Nên thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
  • Viêm bờ mi và viêm lỗ chân lông mi: Rửa mắt bằng dung dịch muối sinh lý và giữ vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nếu cần.
  • Nhiễm trùng mắt: Cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kháng sinh.
  • Rụng mi tự nhiên: Hạn chế sử dụng mi giả quá nặng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh hoặc tạm dừng việc nối mi​.
  • Mi giả rụng nhanh: Tránh tiếp xúc với nước và các sản phẩm dầu trong 24-48 giờ. Hạn chế dụi mắt và không chải mascara để giữ mi giả lâu bền hơn.
  • Keo gắn mi gây cộm và không thoải mái: Hãy quay lại cơ sở nối mi để điều chỉnh lại. Đảm bảo rằng keo gắn mi được sử dụng là loại an toàn và không gây kích ứng​.

Những câu hỏi xoay quanh việc nối mi dưới

Vì sao nối mi dưới thường bị rụng sớm?

Nối mi dưới bị rụng sớm sau khi nối là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cùng tham khảo một số lý do chính dưới đây:

  • Cấu tạo tự nhiên của mi dưới: Mi dưới thường ngắn, mỏng và ít sợi hơn so với mi trên. Điều này khiến chúng yếu hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.
  • Kỹ thuật nối mi: Keo nối, số lượng mi nối hoặc kỹ thuật tách mi đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của mi. Sử dụng loại keo không phù hợp, nối quá nhiều mi trên một sợi mi thật hoặc kỹ thuật tách mi không cẩn thận đều là nguyên nhân khiến mi nối yếu và sợi mi thật có thể bị tổn thương và dễ rụng.
  • Chăm sóc sau khi nối: Vệ sinh sai cách sau nối cũng ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ mi.
  • Các yếu tố khác: Dị ứng với keo nối hoặc sản phẩm chăm sóc mi cũng cản trở việc chăm sóc mi nối, khiến mi nối nhanh rụng. Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe như thiếu chất, rối loạn nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến độ bền của mi nối.

Có được tự ý tháo mi dưới tại nhà hay không?

Tự ý tháo mi dưới tại nhà là việc làm không được khuyến khích thực hiện. Dù mi dưới thường ít được nối nhiều như mi trên. Vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây hại cho mi thật và vùng da quanh mắt.

  • Dễ làm rụng mi thật: Tự ý tháo mi dưới có thể kéo rụng cả mi thật khi tháo mi giả. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của mi thật trong tương lai.
  • Gây tổn thương da: Việc kéo mạnh khi tháo mi có thể gây kích ứng, viêm da hoặc thậm chí là nhiễm trùng ở vùng da quanh mắt.
  • Sót keo dán: Nếu không tháo sạch keo, các chất cặn bẩn có thể tích tụ và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến viêm nhiễm.
  • Mất thẩm mỹ: Việc tự tháo mi tại nhà thường không đảm bảo được độ sạch sẽ và kỹ lưỡng. Có thể để lại các sợi mi giả sót lại, gây mất thẩm mỹ.

Chi phí nối mi dưới dao động ở mức bao nhiêu?

Chi phí nối mi dưới sẽ thấp hơn so với nối mi trên vì diện tích cần nối ít hơn. Hiện nay trên thị trường, chi phí nối mi dưới dao động khoảng từ 100.000 – 300.000 đồng/ lần.

Chi phí nối mi dưới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: địa điểm, kỹ thuật viên, chất lượng mi, số lượng mi, kiểu dáng mi nối, …

Thời gian nối mi dưới có lâu không?

So với việc nối mi trên, nối mi dưới thường nhanh hơn vì diện tích cần nối ít hơn. Thông thường, quá trình nối mi dưới sẽ mất từ 30 đến 60 phút. Tuy nhiên, thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Số lượng mi nối: Nếu bạn muốn nối nhiều mi, thời gian sẽ lâu hơn.
  • Kỹ thuật nối: Các kỹ thuật nối khác nhau sẽ có thời gian thực hiện khác nhau.
  • Kỹ thuật viên: Tùy vào tay nghề của kỹ thuật viên, thời gian có thể nhanh hoặc chậm hơn.

Nối mi dưới giữ được bao lâu?

Hàng mi dưới có cấu tạo mỏng, dễ bị tổn thương hơn so với hàng mi trên. Chính vì vậy độ bền của mi dưới chỉ giữ được khoảng 2-3 tuần, sau đó sẽ rụng dần. Nếu bạn tuân thủ theo các cách chăm sóc phù hợp thì hàng mi vẫn sẽ giữ được sự xinh đẹp trong lâu dài.

Trên đây là quy trình nối mi dưới chuyên nghiệp cùng các cách chăm sóc mi hiệu quả mà UBeauty muốn giới thiệu đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thể tự chăm sóc mi dưới đúng cách để sở hữu một hàng mi đẹp tự nhiên và bền lâu!

>>> Xem thêm:

Facebook
Threads
Pinterest
Twitter

UBeauty đánh giá dựa trên 4 tiêu chí

ĐẦY ĐỦ

KHÁCH QUAN

CẬP NHẬT

MINH BẠCH

Picture of Ngân Lê
Ngân Lê
"Với niềm đam mê khám phá những địa điểm làm đẹp mới và chia sẻ những trải nghiệm thực tế của bản thân, nhằm chia sẻ cùng mọi người tìm kiếm những địa điểm làm đẹp phù hợp với nhu cầu của mình. Tôi chia sẻ những đánh giá khách quan và chân thực về các địa điểm làm đẹp mà tôi đã trải nghiệm, bao gồm dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ."

Bài viết liên quan