Móng úp là cứu cánh cho chị em khi muốn có đôi tay thật xinh trong những dịp đặc biệt. Nhưng đến lúc tháo ra, câu chuyện lại không dễ dàng chút nào. Nếu làm sai cách, có thể phải đối mặt với những hậu quả “khó đỡ” như đau rát, hỏng móng thật, thậm chí nhiễm trùng. Đừng lo, bài viết này UBeauty sẽ hướng dẫn bạn cách tháo móng úp không đau và quan trọng nhất là giữ móng thật khỏe mạnh. Cùng khám phá ngay nhé!
Mục Lục
ToggleHướng dẫn cách tháo móng úp không đau
Nhiều bạn thường lo ngại về vấn đề, làm thế nào để tháo móng úp không đau, bởi khi thực hiện kỹ thuật úp móng, người thợ sẽ dùng keo dán để dán chặt móng giả vào móng thật. Cùng tìm hiểu 2 cách tháo móng úp đơn giản, ngay tại nhà.
Tháo móng úp bằng nước ấm
Nếu bọ nail chị em đã có dấu hiệu bong tróc, thì cách sử dụng nước ấm là đơn giản nhất, đặc biệt là rất an toàn.
- Bước 1: Ngâm tay vào chậu nước ấm với một ít nước rửa chén và vài giọt dầu dưỡng. Ngâm từ 15 – 20 phút, đến khi keo dán bắt đầu mềm ra.
- Bước 2: Dùng que gỗ hay dụng cụ đầu nhọn đẩy nhẹ phần cạnh để tách móng ra.
- Bước 3: Khi móng úp được tháo. dùng dũa móng để nhẹ nhàng loại bỏ phần keo còn sót trên móng thật.
- Bước 4: Thoa kem dưỡng hoặc dầu dưỡng để làm mềm và phục hồi độ ẩm cho móng.

Tháo móng úp bằng dung dịch Acetone
Một cách tháo móng úp hiệu quả mà chắc hẳn nhiều chị em biết, chính là sử dụng Acetone. Đây là dung dịch chuyên dùng để làm sạch móng úp, lớp sơn gel…
Chuẩn bị
- Dung dịch Acetone chuyên dụng
- Giũa móng, bông gòn, giấy bạc
- Kem dưỡng hoặc dầu dưỡng
Cách thực hiện
- Bước 1: Dùng giũa móng chà nhẹ lên bề mặt móng úp để Acetone dễ thấm sâu và làm tan móng nhanh hơn.
- Bước 2: Thao lớp kem dưỡng hoặc dầu dưỡng quanh móng để da không bị khô hoặc kích ứng
- Bước 3: Dùng bông gòn đã thấm dung dịch Acetone đặt lên móng.
- Bước 4: Dùng giấy bạc quấn quanh đầu ngón tay để cố định bông gòn tiếp xục với móng.
- Bước 5: Chờ từ 15 – 20 phút để acetone làm tan lớp keo móng
- Bước 6: Sau khi tháo giấy bạc, dùng dụng cụ đầu nhọn hoặc que gỗ nhẹ nhàng đẩy phần móng úp đã mềm ra khỏi móng thật.
- Bước 7: Thoa kem dưỡng, dầu dưỡng để cấp ẩm cho móng.

Những lưu ý khi tháo móng úp tại nhà
- Tháo móng nhẹ nhàng và từ từ: Việc làm sai kỹ thuật có thể khiến móng thật đau rát, yếu đi, hoặc thậm chí bị nứt. Hãy luôn thao tác chậm rãi để đảm bảo không bị đau.
- Chú ý tình trạng móng thật: Nếu móng thật có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ hoặc đau, hãy tạm ngưng việc tháo móng và đến gặp bác sĩ. Đừng cố gắng tự xử lý, điều này có thể gây ra tình trạng xấu đến móng tay.
- Dụng cụ sạch và an toàn: Trước khi tháo móng, hãy vệ sinh sạch sẽ tất cả các dụng cụ. Một chiếc kềm không sạch có thể mang vi khuẩn, gây nhiễm trùng cho móng và da tay.
- Chọn phương pháp phù hợp: Không phải lúc nào acetone cũng là lựa chọn duy nhất. Nếu bạn thuộc da nhạy cảm, các phương pháp tự nhiên sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Cách chăm sóc móng tay sau khi tháo móng
- Làm sạch móng thật: Sau khi tháo móng úp, hãy rửa sạch tay với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Đảm bảo rằng không còn lớp keo hay bụi bẩn nào bám lại trên móng.
- Dưỡng móng và da tay: Dùng dầu dưỡng móng hoặc dầu tự nhiên như dầu argan, dầu vitamin E để phục hồi lớp móng thật. Đừng quên thoa thêm kem dưỡng để da tay luôn mềm mịn.
- Để móng nghỉ ngơi: Sau khi tháo móng, đừng vội vàng làm lại ngay. Hãy để móng thật có thời gian nghỉ ngơi, ít nhất 2 tuần, để phục hồi trước khi làm bộ móng mới.
- Bổ sung dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp móng khỏe đẹp từ bên trong. Hãy bổ sung thêm canxi, sắt và uống nhiều nước.

Tháo móng úp đúng cách không chỉ giúp bảo vệ móng thật mà còn giúp đôi tay luôn xinh đẹp, khỏe mạnh. Dù chọn phương pháp nào, hãy nhớ rằng nhẹ nhàng và làm từ từ để đảm bảo an toàn. Hy vọng những gợi ý cách tháo móng úp không đau mà UBeauty mang đến có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.